Dạy trẻ mầm non theo cách ‘học mà chơi’

Tháng Tám 7, 2015 11:26 sáng

Theo nhiều chuyên gia, “học mà chơi, chơi mà học” là phương pháp giáo dục phù hợp cho các bé mầm non vì sự phát triển tâm lý của trẻ đang ở trong thế giới của các trò chơi.

Phương án 0 tuổi kết hợp hài hòa giữa học tập và vui chơi. Quan điểm của phương án này là việc học có hai dạng: học một cách thú vị và học một cách khổ sở. Trong đó, học một cách thú vị chính là vui chơi. Vui chơi cũng có hai dạng: vui chơi có ích và vui chơi nhàm chán vô vị. Trong đó, vui chơi có ích chính là học tập. Theo đó, học mà chơi, chơi mà học là phương pháp giáo dục phù hợp đối với trẻ mầm non.

h2480-904285-1369383902_500x0
Bé làm cầu vồng.

Tại trường mầm non Saigon Academy, với những hoạt động thú vị và hấp dẫn, trẻ sẽ luôn vui vẻ hoạt náo, tập trung sự chú ý cũng như tiếp nhận tri thức một cách tự nhiên. Các kiến thức khoa học phổ thông như là ánh sáng đến từ đâu, làm thế nào để có cầu vồng, gió từ đâu đến, nam châm là gì… được chuyển tải đến trẻ qua việc các bé tự tay làm thí nghiệm. Nhờ đó, các bé vừa tiếp thu được kiến thức, vừa rèn phẩm chất về trí tuệ như khả năng tập trung, quan sát, ghi nhớ, tư duy, sáng tạo…

Con người là sản phẩm của môi trường, điều đó càng đúng với trẻ nhỏ. Một môi trường sống phong phú và trí tuệ là những yếu tố hàng đầu trong giáo dục trẻ nhỏ tại trường mầm non Saigon Academy. Sống trong các hoạt động trí tuệ, trẻ sẽ trở nên vui vẻ, chuyên tâm, tự tin, tích cực, được kích thích sự tò mò và tinh thần sáng tạo.

h3480-265878-1369383902_500x0
Bé làm thí nghiệm ánh sáng đến từ đâu.

Giáo viên thường xuyên chơi và cùng thảo luận, tranh cãi, thi đấu với trẻ, sau đó dần tách ra để cho trẻ tự học và chơi. Môi trường lớp học được trang bị bàn ghế, tủ sách, kệ đồ chơi, treo các bài ca dao, đồng dao, trang trí số đếm, chữ viết nhiều màu sắc, hình dáng… Từ đó, cuộc sống tinh thần cũng như các hoạt động trí tuệ của trẻ sẽ trở nên phong phú và có điều kiện để phát huy.

Yếu tố thứ hai trong việc xây dựng một môi trường tốt cho giáo dục trẻ nhỏ chính là việc tạo môi trường sống đạo đức và mẫu mực. Để làm được điều đó, các thành viên trong nhà trường, từ giáo viên đến học sinh đều phải hòa thuận, tôn trọng, quan tâm lẫn nhau, tạo ra không khí vui vẻ, hài hước và đầm ấm. Đây là điều kiện cần thiết cho sự phát triển tính cách lành mạnh của trẻ sau này.

h1480-468273-1369383902_500x0
Bé học tráo thẻ chấm Dot tại trường mầm non

Việc nuôi dưỡng ý chí cho trẻ từ nhỏ, để trẻ dần học cách kiểm soát bản thân là rất quan trọng. Ý chí ban đầu của trẻ được hình thành từ trong cuộc sống sinh hoạt điều độ, thói quen tốt. Trong đó, quan trọng nhất là những thói quen như dậy sớm, tập thể dục, nề nếp, lễ phép, nhiệt tình với người khác, giữ vệ sinh, ăn uống, xem TV đúng giờ… Giáo dục chính là việc bồi dưỡng những thói quen tốt đó, do vậy nhà trường cần chú trọng phối hợp với gia đình để giúp trẻ hình thành điều đó.

“Cuộc sống của con người là hữu hạn, tuổi thọ của mỗi chúng ta không thể tăng lên gấp vài lần. Tuy nhiên, trong cái hữu hạn đó, con người có thể khỏe mạnh hơn, thông minh hơn, có trí tuệ cao siêu và hợp lý hơn, có tính cách và phẩm chất cao thượng hơn, có tư duy đạo đức tốt đẹp hơn, có tinh thần khai phá và sáng tạo mạnh mẽ hơn – tóm lại là có tố chất nhân tài ưu tú. Mà những nhân tài như thế cần được bồi dưỡng ngay khi còn là những mầm non nhỏ bé, bởi lẽ nếu muốn xây nên một tòa nhà cao tầng thì phải đặt nền móng vững chắc và kiên cố. Hãy mang lại cho trẻ con một tuổi thơ hạnh phúc vui vẻ, đồng thời hãy đặc biệt chú trọng tạo cho con trẻ một bước khởi đầu tốt và một ưu thế mạnh! Bạn có thể có nhiều điều tiếc nuối trong tuổi thơ của mình, nhưng bạn không thể cho con mình một tuổi thơ đầy hối tiếc. Bạn có thể không phải là thiên tài, nhưng bạn hoàn toàn có thể trở thành cha mẹ, thầy cô của những thiên tài”, trích chia sẻ của Giáo sư Phùng Đức Toàn, “cha đẻ” của Phương án 0 tuổi.

Ngọc Bích